Page 110 - Cuon 4
P. 110

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
                                                               MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                    - Không quy kết trách nhiệm tập thể, phải phân tích lỗi của từng người,
               làm rõ sự liên quan của họ đến vụ TNLĐ;

                    - Không loại trừ khả năng chính người bị nạn cũng có lỗi;
                    - Trong một vụ TNLĐ trách nhiệm từng cá nhân có thể rất khác nhau.

                    4.3.7. Biên bản điều tra và công bố biên bản điều tra TNLĐ.

                    a) Biên bản điều tra TNLĐ.

                    Tất cả các vụ TNLĐ sau khi điều tra đều phải được lập biên bản theo đúng
               quy định pháp luật. Biên bản lập theo mẫu quy định tại Nghị định 39/2016/
               NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Những ý kiến khác với biên bản điều
               tra đều phải được ghi chép cẩn thận.

                    b) Công bố, công khai biên bản điều tra.
                    - Mọi vụ việc sự cố, TNLĐ sau điều tra đều phải được công bố công khai;

                    - Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công bố biên bản điều tra.
               Các ý kiến chưa nhất trí với biên bản cũng phải được công khai khi công bố
               biên bản điều tra;

                    - Các ý kiến khác trong cuộc họp công bố biên bản điều tra đều phải được
               ghi chép, bảo lưu và lưu giữ cùng với biên bản điều tra;

                    - Thông báo công khai biên bản điều tra và các chỉ đạo ngăn ngừa sự cố,
               tai nạn tương tự tái diễn của chủ cơ sở đến các bộ phận khác trong cơ sở để rút
               kinh nghiệm;

                    - Chủ cơ sở chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của biên bản
               điều tra.

                    Trong DNVVN có thể xây dựng bảng kiểm định trong điều tra TNLĐ để
               xây dựng cấu trúc cuộc điều tra và viết báo cáo.

                    4.3.8. Lưu ý.
                    Tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng từ 2 người trở lên,
               thẩm quyền điều tra thuộc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh điều tra. Khi
               tai nạn lao động xảy ra Người sử dụng lao động khai báo theo Mẫu tại Phụ lục
               III, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

                    Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng tại Phụ
               lục II, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ.




                                                                                            109
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115