Page 109 - Cuon 4
P. 109
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
- Phương pháp xác định nguyên nhân.
+ Phát hiện đầy đủ những hành vi nguy hiểm (có thể làm nảy sinh vụ
TNLĐ).
+ Xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm với hậu quả
bằng phương pháp loại trừ, có nghĩa là: nếu không có hành vi đó thì chắc chắn
không có tai nạn hoặc xét giữa nguyên nhân với hiện tượng, giữa nguyên nhân
với thiếu sót trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ và nguyên
nhân với lại tai nạn.
Trong một vụ TNLĐ có thể có một nguyên nhân và cũng có trường hợp có
nhiều nguyên nhân. Vì vậy, nhiệm vụ của đoàn điều tra là phải phát hiện cho
hết các nguyên nhân của vụ TNLĐ rồi phân loại theo mức độ ảnh hưởng của
chúng đến hậu quả của TNLĐ. Từ đó giúp cho sự phân định trách nhiệm những
người có liên quan được thuận lợi và chính xác.
4.3.6. Đề xuất, kiến nghị giải pháp để ngăn sự cố, TNLĐ tái diễn và xác
định trách nhiệm của người có lỗi.
a) Các biện pháp phòng ngừa TNLĐ tái diễn.
Từ việc xác định được nguyên nhân dẫn đến TNLĐ. Chúng ta có các biện
pháp phòng ngừa mà cơ sở phải tổ chức thực hiện là:
- Biện pháp kỹ thuật.
- Biện pháp về tổ chức, hành chính.
Căn cứ vào mức độ cấp thiết của từng biện pháp và tình hình thực tế của
cơ sở mà đề ra hạn định thực hiện đối với từng biện pháp.
b) Xác định trách nhiệm của những người có lỗi.
- Những người có lỗi phải chịu trách nhiệm về vụ TNLĐ là những người
thực hiện hành vi tạo ra nguyên nhân của vụ TNLĐ hoặc có những hành vi tạo
ra những điều kiện thúc đẩy làm phát sinh vụ TNLĐ. Đồng thời cũng phải xem
xét những hành vi đó có thuộc trách nhiệm mà bản thân họ phải thực hiện hay
không? Mặt khác cũng phải đánh giá họ có đủ năng lực để chịu trách nhiệm
không? Khi xác định trách nhiệm của từng người phải phân tích lỗi của họ liên
quan như thế nào đến vụ TNLĐ cần chú ý:
108