Page 108 - Cuon 4
P. 108
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
biến của vụ TNLĐ đó (trước, trong và ngay sau lúc xảy ra) đúng như đã diễn
ra trong thực tế.
- Từ hệ thống các chứng cứ đã thu thập và chọn lọc, tiến hành tổng hợp,
dựng lại diễn biến của vụ TNLĐ và phải đánh giá diễn biến đó có phù hợp với
tình hình thực tế không? có cơ sở KHKT và phù hợp với tâm sinh lý không?
Việc xác định đúng, sai của diễn biến sẽ có ảnh hưởng dắt dây đến các bước
tiếp theo của cuộc điều tra.
- Khi xác định diễn biến của vụ TNLĐ cần chú ý:
Thời điểm xảy ra TNLĐ? Vị trí? Thứ tự các tác động đến TNLĐ; tình
trạng máy móc, thiết bị, phương tiện, công cụ ở thời điểm ngay trước, trong và
sau khi xảy ra TNLĐ; thao tác của người bị nạn và những người có liên quan
đến tình trạng sức khoẻ của nạn nhân.
Các ý kiến khác với ý kiến của đa số thành viên trong đoàn đều phải được
bảo lưu và ghi lại đầy đủ.
Xác định nguyên nhân của vụ TNLĐ:
Nguyên nhân gây tai nạn hoặc sự cố là những hành động của con người
hoặc sự biến đổi của vật chất (do con người, do quy trình công nghệ hoặc do sự
hoạt động không bình thường của máy, thiết bị,...) tất yếu dẫn đến sự cố hoặc
tai nạn, tức là có quan hệ nhân quả. Cần phải phân biệt rõ nguyên nhân và điều
kiện trong vụ sự cố, TNLĐ.
Nguyên nhân hoàn toàn khác với tác nhân hay yếu tố gây tai nạn. Ví dụ:
điện giật, vật văng bắn vào mắt, cháy, bỏng... chỉ là tác nhân, yếu tố gây tai nạn
chứ không phải là nguyên nhân gây tai nạn.
Xác định nguyên nhân là mục đích cần đạt được của cuộc điều tra. Vì vậy
nó sẽ là công việc khó khăn nhưng là nội dung quan trọng của cuộc điều tra.
Một hành vi nào đó được gọi là nguyên nhân của TNLĐ khi:
+ Hành vi phải xảy ra trước khi xảy ra vụ tai nạn về mặt thời gian.
+ Vụ tai nạn là hậu quả tất yếu của hành vi đó.
+ Hành vi đó trực tiếp dẫn đến tai nạn.
Đi tìm nguyên nhân chính là đi tìm lời giải vì sao tai nạn lại xảy ra?
107