Page 101 - Cuon 4
P. 101
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
liệu cả năm. Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ
sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban (đối với các tổ, đội, phân xưởng,
phòng, ban có xảy ra tai nạn lao động), tại hội nghị người lao động hằng năm
của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
4.2.3. Lưu ý.
Hình thức gửi báo cáo có thể trực tiếp, bằng Fax, bưu điện, thư điện tử,
Doanh nghiệp, cơ sở vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh
lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 19, Nghị
định số 28 ngày 1 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ các mức như sau :
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có
hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính
xác, không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định
của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật.
4.3. Điều tra TNLĐ, BNN.
4.3.1. Căn cứ pháp lý.
- Điều 35, Luật ATVSLĐ 2015;
- Chương III (từ Điều 9 đến Điều 28) Nghị định 39/2016/NĐ-CP của
Chính phủ.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong qua trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động.
100