Page 105 - Cuon 4
P. 105
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
+ Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ;
+ Các khoản chi phí nêu trên được hạch toán vào chi phí hoạt động thường
xuyên, chi phí SXKD của cơ sở và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp của cơ sở, theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do TNLĐ gây
ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến
nghị ghi trong Biên bản điều tra TNLĐ; xử lý theo thẩm quyền những người
có lỗi để xảy ra TNLĐ.
4.3.3. Nguyên tắc hoạt động của đoàn điều tra TNLĐ.
Trưởng đoàn điều tra chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đoàn điều tra.
Các thành viên trong đoàn điều tra TNLĐ có trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của
đoàn điều tra.
Khi các thành viên trong đoàn điều tra còn có những vấn đề chưa thống
nhất thì trưởng đoàn tổ chức thảo luận trong đoàn để đi đến sự thống nhất
chung. Nếu không đạt được sự thống nhất chung thì trưởng đoàn quyết định và
chịu trách nhiệm về quyết định của mình, các thành viên trong đoàn có quyền
bảo lưu ý kiến và báo cáo người ra quyết định thành lập đoàn điều tra TNLĐ
(nếu có).
4.3.4. Yêu cầu của công tác điều tra.
- Kịp thời khẩn trương: Có kịp thời khẩn trương thì mới có được thực tế
của vụ TNLĐ; hiện trường không bị xáo trộn hoặc không bị đạo diễn, làm giả
hiện trường.
Khai thác các nhân chứng kịp thời sẽ phản ánh tính trung thực; chưa kịp
suy diễn để tìm cách đối phó bàn bạc, thoả thuận, truy ép nói sai sự thật. Đồng
thời sớm ổn định được tình hình sản xuất của cơ sở.
- Bảo đảm tính khách quan: tôn trọng sự thật, nó biểu hiện ở hiện trường,
lời khai của các nhân chứng, các tài liệu liên quan.
Không suy diễn thiếu căn cứ, không định kiến mà phải xem xét một
cách toàn diện và logic.
104