Page 100 - Cuon 4
P. 100
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
4.2. Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
4.2.1. Căn cứ pháp lý.
- Điều 36, 37 Luật ATVSLĐ 2015;
- Điều 24 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ;
- Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội;
4.2.2. Nội dung thực hiện.
Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tai nạn
lao động tại cơ sở của mình và mở sổ thống kê tai nạn lao động, các nội dung
cần phải báo cáo về công tác ATVSLĐ. Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động tại
Phụ lục I, Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020
của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính. Báo cáo gửi trước ngày 5 tháng 7 hàng năm
đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 1 năm sau đối với báo
cáo năm. Mẫu báo cáo tại Phụ lục số XII, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của
Chính phủ.
Người sử dụng lao động phải báo cáo, thống kê về phòng chống bệnh nghề
nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước về Y tế cấp tỉnh.
Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động
định kỳ hàng năm với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế trước ngày
10 tháng 01 của năm sau. Mẫu báo cáo tại Phụ lục số II, Thông tư số 07/2016/
TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai
nạn lao động xảy ra tại cơ sở định kỳ 06 tháng, hằng năm, xảy ra tại cơ sở cho
người lao động biết Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối
với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số
99