Page 72 - Cuon 3
P. 72

CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
               (VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)



                    - Mối quan hệ giữa hòa giải với tố tụng trọng tài, tố tụng tòa án;
               không sử dụng thông tin trong hòa giải làm chứng cứ

                    - Miễn trách nhiệm của hòa giải viên.


                    Đồng thời, tương tự như trọng tài thương mại, các trung tâm cũng
               tối ưu hóa một quy định mẫu về thỏa thuận chọn hòa giải thương mại là

               phương thức giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn đưa vào thỏa thuận.

                    Ví dụ: “Trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc
               liên quan đến hợp đồng, các bên thống nhất sẽ tiến hành hòa giải một

               cách thiện chí tại ….. theo Quy tắc hòa giải của Trung tâm này. Các bên
               sẽ bị ràng buộc bởi thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt được từ tiến

               trình hòa giải”.

                     Ngoài nội dung của điều khoản mẫu này, các bên có thể thỏa thuận

               chi tiết thêm về nghĩa vụ bảo mật thông tin trong hòa giải, kể cả khi hòa
               giải thành công và hòa giải không thành công, nghĩa vụ thi hành thỏa

               thuận hòa giải thành…

                    3. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

                    Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là phương thức

               giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách
               là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt sự bất đồng chính kiến, sự mâu
               thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các bên bằng

               việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

                    Các hình thức Trọng tài


                    Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài dưới hai hình thức, đó là
               trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực.

                    - Trọng tài vụ việc: là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thoả

               thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ
               tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp.





                                                                                              71
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77