Page 68 - Cuon 3
P. 68
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Tuy nhiên, các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
bằng thương lượng, hoà giải và trọng tài cũng có những trở ngại khó tránh
khỏi, như: sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp chủ yếu phụ
thuộc thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp; việc thực thi
các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp hoàn toàn
phụ thuộc sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ phải thi hành mà
không có cơ chế pháp lý bảo đảm thi hành và nếu có (như phương thức
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài) thì việc thực thi thường phức tạp và
tốn kém. Nhược điểm này lại có thể được khắc phục bởi cơ chế giải quyết
tranh chấp trong kinh doanh tại toà án.
1. Thương lượng
Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự gặp
nhau để dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng đã phát sinh mà không cần đến
sự giúp đỡ hay phán quyết của bất kỳ cơ quan tài phán hay tổ chức cá
nhân nào.
Ví dụ: hai công ty phát sinh tranh chấp, thông thường các bên sẽ lựa
chọn thương lượng để tìm cách giải quyết trước.
Bản chất của thương lượng
- Thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua
việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để loại bỏ những
bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ
giúp hay ra phán quyết.
- Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự rằng buộc bởi
những nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu của
pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
- Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự
nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào
67