Page 75 - Cuon 3
P. 75
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Về nguyên tắc, thỏa thuận trọng tài là một trong các điều kiện cần và
đủ để xác định thẩm quyền của trọng tài, đồng thời loại trừ thẩm quyền
của tòa án đối với tranh chấp đã được các bên thỏa thuận giải quyết
tại trọng tài. Tuy nhiên, không phải thẩm quyền của tòa án luôn bị loại
trừ khi tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài. Luật trọng tài thương mại
(2010) quy định, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận
trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý,
trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài
không thể thực hiện được .
7
Trong các trường hợp sau đây, thỏa thuận trọng tài vô hiệu:
+ Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài;
+ Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật;
+ Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự;
+ Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định của
pháp luật;
+ Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép và có yêu cầu tuyên
bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
+ Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật .
8
Ngoài việc loại trừ thẩm quyền của trọng tài khi thỏa thuận trọng tài
vô hiệu, cần lưu ý điểm mới của Luật Trọng tài thương mại (2010) về các
trường hợp thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được, bao gồm :
9
+ Trường hợp các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một
trung tâm trọng tài cụ thể nhưng trung tâm trọng tài này đã chấm dứt
7 Điều 6 Luật Trọng tài thương mại (2010)
8 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại (2010)
9 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại (2010).
74