Page 74 - Cuon 3
P. 74

CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
               (VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)



                    Bản chất của cơ chế giải quyết tranh tranh chấp bằng trọng tài là sự kết
               hợp bởi hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Thỏa thuận trọng tài là căn cứ

               pháp lý quan trọng, không thể thiếu vắng để xác định thẩm quyền của trọng
               tài. Bởi vây, pháp luật đòi hỏi hình thức thoả thuận trọng tài phải bằng văn
               bản. Các hình thức sau cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

                    + Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram,

               fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

                    + Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản
               giữa các bên;

                    + Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm

               quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

                    + Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện
               thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài
               liệu tương tự khác;


                    + Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự
               tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận .
                                                                                           5
                    Thông thường, các tranh chấp được giải quyết tại trọng tài chủ yếu
               và phổ biến là những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Khi giao kết hợp

               đồng, các bên thường có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp phát sinh từ
               hợp đồng mà thường là thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể
               được xác lập bằng văn bản riêng hoặc có thể là một điều khoản của hợp

               đồng. Theo nguyên lý chung, nếu thỏa thuận trọng tài là một điều khoản
               của hợp đồng thì thỏa thuận trọng tài vẫn hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

               Pháp luật Việt Nam cũng đã ghi nhận nguyên lý này. Thoả thuận trọng tài
               hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng,
               hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực

               của thoả thuận trọng tài .
                                          6


               5    Khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại (2010)
               6    Điều 19 Luật Trọng tài thương mại (2010)



                                                                                              73
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79