Page 73 - Cuon 3
P. 73
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
- Trọng tài quy chế: được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có
con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại
Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp bởi hai yếu
tố thỏa thuận và tài phán. Vì vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác định
căn cứ theo vụ việc và sự thỏa thuận của các bên tranh chấp mà không
phụ thuộc trụ sở, nơi cư trú của các bên tranh chấp. Trong trường hợp đặc
biệt, sự định đoạt của nguyên đơn có thể được xem xét để xác định thẩm
quyền của trọng tài .
3
Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi hội đủ hai điều
kiện sau:
Một là, tranh chấp phát sinh được giải quyết tại trọng tài thương mại,
bao gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt
động thương mại;
- Tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết tại trọng tài .
4
Hai là, trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận
trọng tài và thỏa thuận trọng tài không vô hiệu
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết
bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Như vậy, thoả thuận trọng tài có thể được các bên xác lập trước khi
có tranh chấp (thường là thỏa thuận về trọng tài được các bên xác lập khi
giao kết hợp đồng) hoặc được các bên xác lập khi tranh chấp đã phát sinh.
3 Xem: khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại (2010)
4 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại (2010)
72