Page 76 - Cuon 3
P. 76
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên có thể thỏa
thuận lựa chọn trung tâm trọng tài khác; nếu không thỏa thuận được, thì
có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
+ Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng
tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà trọng tài viên không thể tham
gia giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài
viên khác để thay thế; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện
ra Tòa án để giải quyết.
+ Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ
rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ
thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng
tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa
thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết
tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.
Tuy nhiên, xem xét quy định tại Điều 43 Luật Trọng tài thương mại
(2010) cho thấy, các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện
được theo Luật Trọng tài thương mại (2010) của Việt Nam vừa thiếu,
không bao quát hết các khả năng xảy ra trong thực tiễn, lại vừa không
chuẩn mực về tên gọi.
Trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Bước 1: Đơn khởi kiện, bản tự bảo vệ và đơn kiện lại
Đơn kiện
Trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bắt đầu bằng đơn khởi
kiện của nguyên đơn. Theo Điều 31 Luật Trọng tài thương mại (2010),
nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng
tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của
nguyên đơn (tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài) hoặc khi
75