Page 69 - Cuon 3
P. 69

CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
             (VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)



             bảo đảm việc thực thi đối với kết quả đạt được của các bên trong quá trình
             thương lượng.

                  Ưu điểm và hạn chế


                  * Ưu điểm

                  - Nhanh, ít tốn kém, linh hoạt, thuận tiện, đảm bảo bí mật của các bên
             tranh chấp.

                  - Các bên vẫn giữ được quan hệ bạn hàng với nhau và giữ được uy tín

             của nhau trên thương trường.

                  * Hạn chế

                  - Thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc và sự hiểu biết và thái
             độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp;


                  - Thực thi kết quả được phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

                  2. Hòa giải thương mại

                  Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương
             mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung

             gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp (Khoản 1 Điều 3 Nghị định
             22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại).

                  Tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải thương mại

                  - Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.


                  - Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
             thương mại.

                  - Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải

             quyết bằng hòa giải thương mại.

                  (Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).

                  Điều kiện để hòa giải thương mại: Tranh chấp được giải quyết bằng
             hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể





             68
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74