Page 67 - Cuon 3
P. 67
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
II. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG
MẠI. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC GIẢI
QUYẾT THƯƠNG MẠI, HẬU QUẢ PHÁP LÝ
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại, bao gồm:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài Thương mại;
- Tòa án.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng, hoà giải
và trọng tài là các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
không mang ý chí quyền lực nhà nước (không nhân danh quyền lực nhà
nước như phán quyết của toà án) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên
nền tảng ý chí tự định đoạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyết của
bên thứ ba độc lập (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt, mềm
dẻo. Trong khi đó, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tại toà án lại là
phương thức giải quyết tranh chấp mang ý chí quyền lực nhà nước, được
toà án tiến hành theo thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Ưu điểm nổi bật của các phương thức giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh bằng thương lượng, hoà giải và trọng tài so với toà án, đó là
tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục, bảo đảm tối đa quyền định đoạt của
các bên tranh chấp mà không bị ràng buộc nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi thủ
tục pháp lý bắt buộc như giải quyết tranh chấp tại toà án. Ngoài ra, các
phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng,
hoà giải và trọng tài còn bảo đảm tối đa uy tín cũng như bí mật của các
bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài
giữa các bên.
66