Page 70 - Cuon 3
P. 70
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh
chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp
(Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).
Thỏa thuận hòa giải phải bằng văn bản dưới hình thức điều khoản
hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng (Điều 11
Nghị định 22/2017/NĐ-CP).
Thực tế áp dụng, thỏa thuận hòa giải được thể hiện với hai thức sau:
- Các bên đã thỏa thuận ngay từ đầu, một trong các bên tranh chấp sẽ
gửi tài liệu có thỏa thuận hòa giải kèm với văn bản yêu cầu hòa giải đến
tổ chức hòa giải.
- Các bên chưa có thỏa thuận hòa giải. Khi tranh chấp phát sinh, một
bên đã nộp văn bản yêu cầu tổ chức hòa giải thương mại tiến hành hòa
giải. Khi nhận được yêu cầu, tổ chức hòa giải sẽ gửi thông báo về yêu cầu
hòa giải cho bên còn lại. Bên còn lại sẽ gửi phản hồi bằng văn bản cho tổ
chức hòa giải. Trường hợp bên đó đồng ý hòa giải và trả lời bằng văn bản
về việc đồng ý hòa giải thì điều kiện “Các bên có thỏa thuận hòa giải” đã
đạt được; trường hợp bên đó không đồng ý hòa giải hoặc không trả lời thì
không thỏa mãn điều kiện để tiến hành hòa giải.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại:
- Tự quyết định trình tự và cách thức tiến hành hòa giải. Nghị định
22/2017/NĐ-CP không quy định chi tiết về trình tự và cách thức tiến
hành hòa giải và trao quyền quyết định cho các bên. Thực tế, các bên có
quyền lựa chọn: địa điểm tiến hành hòa giải, cách thức hòa giải trực tiếp
hoặc trực tuyến thông qua các công nghệ kĩ thuật hỗ trợ, lịch trình và thời
gian cụ thế để hòa giải…
- Bảo mật thông tin. Vấn đề bảo mật thông tin được lồng ghép vào
các điều luật về quyền, nghĩa vụ và điều cấm đối với Hòa giải viên, cụ
thể tại điểm b khoản 1 Điều 9 về quyền của Hòa giải viên thương mại “từ
69