Page 66 - Cuon 3
P. 66

CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
               (VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)



               chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
               án, bao gồm:

                    1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa

               cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
               nhuận.

                    2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
               nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.


                    3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có
               giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

                    4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp
               giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc

               thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ
               phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành
               lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản

               của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

                    5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp
               thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của

               pháp luật.

                    Như vậy, mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự không sử dụng thuật ngữ
               “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp trong kinh doanh” mà sử dụng
               thuật ngữ “tranh chấp về kinh doanh, thương mại”, nhưng nội dung của

               các tranh chấp về kinh doanh, thương mại được liệt kê tại Điều 30 Bộ
               luật tố tụng dân sự (2015), thực chất là các tranh chấp thương mại theo

               hướng tiếp cận của Luật thương mại (2005) và Luật Trọng tài thương
               mại (2010). Tuy có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử
               dụng, nhưng nhìn chung quan niệm về hoạt động kinh doanh hay hoạt

               động thương mại và tranh chấp trong kinh doanh hay tranh chấp thương
               mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật của Việt

               Nam là có tính tương đồng.





                                                                                              65
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71