Page 64 - Cuon 3
P. 64
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
công ty và thành viên của công ty; tranh chấp về giao dịch giữa một bên
không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi chọn áp
dụng Luật Thương mại (2005)…
3. Các dạng tranh chấp thương mại
Tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn
hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia
vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau.
Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có các dạng cơ bản sau:
- Tranh chấp trong kinh doanh diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh
doanh. Cụ thể, đó là những tranh chấp trong các khâu đầu tư, sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu
tư: Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các dự án đầu
tư nước ngoài, thực hiện các Điều ước quốc tế khuyến khích và bảo hộ
đầu tư song phương và đa phương.
- Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các Điều ước
quốc tế về thương mại song phương và đa phương.
- Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong
việc thực hiện các Điều ước quốc tế trong khuôn khổ thương mại đa
phương như: tranh chấp giữa Mỹ và EU về nhập khẩu chuối tại Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) .
1
Trong các tranh chấp nêu trên, tranh chấp trong kinh doanh là phổ
biến nhất. Bởi vậy, trong thực tiễn pháp lý, ở khung cảnh nhất định, khái
1 Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, Viện Đại học Mở Hà Nội, NXB Công an
nhân dân 2009, tr 407.
63