Page 63 - Cuon 3
P. 63
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
(vi)Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có
quy định.
- Mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp
đồng hoặc vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương
mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của
nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các
bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Tranh chấp thương mại phải
là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát
sinh từ những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác.
- Mâu thuẫn phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân
Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh
giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh, pháp nhân) với nhau. Ngoài
thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những
trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương
nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao
dịch bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại. Khoa
học pháp lý gọi giao dịch này là giao dịch hỗn hợp (hành vi hỗn hợp).
Về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong
giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần túy,
nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng luật thương
mại thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp
phát sinh từ quan hệ pháp luật này phải được quan niệm là tranh chấp
thương mại.
Ngoài thương nhân, có một số chủ thể không phải là thương nhân
cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại. như: tranh chấp giữa
62