Page 62 - Cuon 3
P. 62

CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
               (VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)



               đến hết thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng, công ty B vẫn không trả
               đủ tiền cho công ty A dẫn đến vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

                    2. Đặc điểm


                    - Tranh chấp thương mại trước hết là mâu thuẫn (bất đồng hay xung
               đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.


                    Mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung đột, đối xứng nhau về quyền
               và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp. Quan hệ thương mại và bất đồng
               giữa các bên trong quan hệ thương mại là điều kiện cần và đủ để tranh

               chấp phát sinh. Trong hoạt động thương mại, các bên vừa hợp tác đồng

               thời vừa cạnh tranh nhau để đạt được những mục đích đề ra. Do đó, việc
               phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thực hiện quyền và
               nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu.


                    Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản nên nội
               dung tranh chấp thường liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên.

               Thông thường, những mâu thuẫn bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các
               bên phát sinh trong các mối quan hệ cụ thể bao gồm:

                    (i) Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý;

               ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn kỹ thuật; vận chuyển
               hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận

               chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua
               bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư tài chính, ngân

               hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.

                    (ii) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa

               cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

                    (iii) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
               thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải

               thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.






                                                                                              61
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67