Page 61 - Cuon 3
P. 61
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
PHẦN II. CÁC TRANH CHẤP THƯỜNG XẢY RA TẠI DOANH NGHIỆP
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN LƯU Ý
I. CÁC TRANH CHẤP THƯỜNG XẢY RA TẠI DOANH NGHIỆP
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có nhiều mối quan
hệ phát sinh, các mối quan hệ này không phải lúc nào cũng theo chiều
hướng thuận lợi. Vì vậy, vấn đề tranh chấp và phát sinh tranh chấp không
thể tránh khỏi. Trong phần này, chúng tôi đi vào phân tích tranh chấp
trong kinh doanh thương mại, cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh thương mại và hướng dẫn doanh nghiệp quy trình giải quyết tranh
chấp. Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những xung đột, bất đồng
về quyền, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình xác lập và giải
quyết các quan hệ kinh doanh, thương mại. Trong điều kiện của nền kinh
tế thị trường ở nước ta, hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng đa
dạng, không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư...Vì vậy, tranh
chấp kinh doanh thương mại có những biểu hiện đa dạng về nội dung,
hình thức và mức độ khác nhau. Do đó, có thể là những bất đồng giữa các
nhà đầu tư trong việc góp vốn để thành lập và điều hành doanh nghiệp
hoặc có thể là mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc bất
đồng, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nội bộ công ty về thành lập,
hoạt động, giải thể công ty...
1. Khái niệm về tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động
thương mại.
Ví dụ: Công ty A và công ty B ký hợp đồng mua bán gạo với số
lượng 100 tấn. Công ty A đã cung cấp đủ số lượng là 100 tấn gạo nhưng
60