Page 59 - Cuon 3
P. 59
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
V. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Năm 2020, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội
khoá XIV thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 (sau đây
gọi là Luật Doanh nghiệp) và ngay sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu
lực, ngày 04/01/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2021/NĐ-
CP về Đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 01) đã nâng
cao hơn một bước sự đơn giản hoá các quy định về thủ tục đăng ký doanh
nghiệp.
Quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh đã phát huy
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, nhà nước chỉ đóng
vai trò ghi nhận trên cơ sở tính hợp lệ của hồ sơ, tài liệu. Điều này mang
lại lợi ích lớn cho người dân và doanh nghiệp trong việc đơn giản hoá các
quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh, giảm bớt áp lực công việc cho cơ
quan quản lý nhà nước.
Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực của các quy định pháp luật, trong thực
tiễn đã phát sinh không ít những bất cập, hệ lụy liên quan đến sự thông
thoáng, đơn giản về hồ sơ, tài liệu đăng ký doanh nghiệp. Quy định và
thực hiện nguyên tắc cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm
về “hồ sơ hợp lệ” là một trong những bất cập đang tồn tại, gây ra nhiều
tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp thời gian gần đây.
Ví dụ: Trong tranh chấp của công ty Đống Đa có thể thấy có sự trái
pháp luật trong hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công
ty Đống Đa, thể hiện ở chỗ: cuộc họp Hội đồng quản trị của Công ty cổ
phần không bảo đảm đúng số lượng và thành phần, không thực hiện đúng
theo quy trình, thủ tục triệu tập và chủ trì cuộc họp theo quy định của
Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sự trái pháp luật này
không thuộc trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định
tại Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Cơ quan đăng ký kinh
58