Page 58 - Cuon 3
P. 58
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn 01 năm trở lên
do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa
vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Lưu ý: Ngoài hai hình thức huy động vốn kể trên, trong thực tiễn
công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có thể lựa chọn các phương
thức khác như: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền huy động
vốn vay từ các chủ nợ là các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng, ngân
hàng; Quỹ đầu tư cá nhân, tổ chức; cho thuê tài chính,…
3.2. Đối với công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Theo đó, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời
điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết
góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên có thể huy động vốn bằng
cách tăng vốn điều lệ theo một trong hai phương thức sau đây:
- Công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở
hữu công ty đầu tư thêm;
- Huy động thêm vốn góp của người khác.
Tuy nhiên, trường hợp công ty tăng vốn điều lệ bằng việc huy động
thêm phần vốn góp của người khác để huy động vốn, chủ sở hữu công
ty phải chuyển đổi lại hình công ty. Việc chuyển đổi loại hình công ty
từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở
lên, hoặc từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần được
thực hiện theo quy trình chúng tôi đã phân tích ở phần trên.
57