Page 141 - Cuon 3
P. 141
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
không được trái với nội dung hợp đồng. Trong trường hợp phụ lục hợp
đồng có các điều khoản trái với điều khoản trong nội dung của hợp đồng
thì điều khoản trong phụ lục này trong có hiệu lực trừ trường hợp các bên
có thoả thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có
điều khoản khác với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản
đó trong hợp đồng đã được sửa đổi, bổ sung.
Trong thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng hiện nay, đôi khi các
bên ghi nhận một cách ngắn gọn nội dung chính đã thoả thuận trong văn
bản chính là hợp đồng, kèm theo một hoặc nhiều phụ lục cụ thể hoá, chi
tiết hoá từng thoả thuận.
Ví dụ: Phụ lục môt tả chi tiết hàng hoá hoặc công việc thực hiện; phụ
lục về thông số kỹ thuật; Phụ lục chi tiết nội dung của hợp đồng; Phụ lục
về lịch giao nhận hàng hoá cụ thể…
5. Hợp đồng nguyên tắc
Trong thực tiễn giao kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nhau có
rất nhiều trường hợp các đối tác ( thường là thường xuyên hợp tác cung
ứng hàng hoá hoặc dịch vụ lẫn nhau có thể ký các hợp đồng nguyên tác.
Hiện nay, pháp luật hiện hành Việt Nam không đưa ra một khái niệm cụ
thể về hợp đồng nguyên tắc, tuy nhiên từ thực tiễn thực hiện hợp đồng có
thể thấy rằng hợp đồng nguyên tắc là những quy định khung, làm cơ sở
cho các bên ký các hợp đồng cụ thể sau này.
Ví dụ: Các bên ký kết hợp đồng nguyên tắc thoả thuận các nghĩa
vụ hợp tác về việc cung ứng nguyên vật liệu, điện, nước, sản phẩm, phụ
kiện, phát triển hệ thống, chia sẻ thông tin…
Trên thực tế, hợp đồng nguyên tắc có thể được ký kết với tên gọi là
hợp đồng nguyên tắc nhưng cũng có thể được thể hiện dưới các tên gọi
khác như: thoả thuận hợp tác; hợp đồng khung; chiến lược hoặc kế hoạch
hành động chung. Tuy được thể hiện dưới các tên gọi khác nhau nhưng
140