Page 139 - Cuon 3
P. 139
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Vấn đề phạt vi phạm có thể áp dung song song với việc tiếp tục hợp
đồng nếu trường hợp vi phạm không rơi vào điều kiện được quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng.
Ví dụ: A ký hợp đồng mua hàng của B và hẹn B trong vòng một
tuần phải giao hàng, nếu hết 1 tuần mà B không giao hàng thì A sẽ huỷ
bỏ hợp đồng. Sau thời hạn 1 tuần B không giao hàng cho A, A thông báo
cho B rằng mình huỷ bỏ hợp đồng. Hàng của B sau đó cũng không bán
được cho người khác nên B phải chịu thiệt hại vì phải trả tiền lưu kho, lưu
bãi. Trong trường hợp này A có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không có lỗi,
không phải bồi thường cho B vì các bên đã thoả thuận từ trước.
Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không
hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi trong việc
hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại. Trong ví dụ trên đây, nếu A
chứng minh được mình bị thiệt hại do B không giao hàng đúng hẹn thì B
phải bồi thường cho A.
Ví dụ: Trong Hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương
mại, hai bên thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm do các bên không thực
hiện hợp đồng là 10% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Khi có tranh chấp xảy
ra thì điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng này sẽ vô hiệu vì theo quy
định của Luật thương mại 2005, pháp luật đã giới hạn mức phạt vi phạm
là 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm trừ hợp đồng giám định thương mại.
3.8. Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng
Đây là một điều khoản khá quan trọng khi liên quan đến các vấn đền
phải thực hiện theo từng giai đoạn hoặc dựa trên kết quả thực hiện như
Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng hợp tác kinh doanh,…
Việc chấm dứt hợp đồng được áp dụng khi một trong các bên có
những vi phạm cơ bản theo hợp đồng khiến cho bên còn lại không thể
138