Page 120 - Cuon 3
P. 120
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Ví dụ: Công ty A giao kết hợp đồng lao động với C, trong đó có
điều khoản “Thời giờ làm việc là 08 tiếng/01 ngày. Trong trường hợp
đột xuất, công ty có thể huy động làm thêm giờ. Số giờ làm thêm tối
đa là 05 tiếng/ngày”. Thỏa thuận này là trái với quy định về số giờ làm
thêm tối đa trong một ngày tại điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao
động, nhưng nội dung này không ảnh hưởng đến các nội dung khác của
hợp đồng, nên chỉ có thỏa thuận về số giờ làm thêm trong hợp đồng lao
động giữa Công ty A và C bị vô hiệu.
Về hướng xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu, Bộ luật Lao động
vẫn kế thừa cách quy định tại Bộ luật Lao động 2012 và giao Chính phủ
quy định chi tiết. Theo đó: Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu
từng phần thì:
(i) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa
ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao
động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
(ii) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động
bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp
luật về lao động. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì
quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy
định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
3. Thỏa thuận thử việc
Thử việc là làm thử công việc dự định giao kết trong hợp đồng lao
động. Hoạt động này sẽ giúp người lao động tìm hiểu sơ bộ về công
việc, xem xét có phù hợp với mình hay không, còn người sử dụng lao
động sẽ có điều kiện đánh giá chính xác năng lực của người lao động có
đáp ứng được yêu cầu công việc hay không. Từ đó giúp các bên sẽ có
cơ sở thực tiễn để quyết định có hay không việc giao kết hợp đồng lao
động.
119