Page 70 - Cuon 2
P. 70
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
trong quá trình nghiên cứu, nhất là bối cảnh Luật Luật sư 2006 (đã được
sửa đổi, bổ dung năm 2012) và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 tiếp tục
được nghiên cứu, hoàn thiện trong thời gian tới.
5. Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm hệ thống các
quy định pháp luật được chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp
luật từ Luật đến Nghị định, Thông tư, quy định về đối tượng được hỗ trợ,
hình thức, nội dung hỗ trợ pháp lý, điều kiện bảo đảm hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức
đại diện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra, tổng kết hoạt động hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp.
Cấu trúc pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gồm cấu trúc
hình thức và cấu trúc nội dung. Cấu trúc hình thức pháp luật về hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm Luật (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa), Nghị định (Nghị định số 55/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định số
66/2008/NĐ-CP), Thông tư (Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-
BTP) và các văn bản pháp luật liên quan. Cấu trúc nội dung bao gồm các
nội dung cơ bản quy định pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
về đối tượng, hoạt động hỗ trợ, trách nhiệm các cơ quan có liên quan, bảo
đảm thực hiện cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Nội dung pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm
các quy định sau:
- Quy định pháp luật về đối tượng được thụ hưởng sự hỗ trợ pháp lý
của Nhà nước, theo đó, theo quy định pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh
69