Page 73 - Cuon 2
P. 73
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
nguồn lực để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành viên;
tham gia xây dựng, phản biện, triển khai chính sách liên quan đến hoạt
động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham gia đánh giá cơ
sở dữ liệu về pháp luật và chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa; thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức đại diện
cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng quy
định trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: phối hợp với
các cơ quan nhà nước và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa theo quy định; thực hiện đúng và đầy đủ các quy định có liên quan,
trình tự, thủ tục để thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa theo quy định; thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ hoạt động kinh
doanh của mình.
Việc quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và các tổ
chức đại diện cho doanh nghiệp và cả trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ
và vừa như trên là nhằm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức để
đảm bảo chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, trong đó
có hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực thi hiệu quả trên thực tiễn,
tránh chồng chéo trách nhiệm, tổ chức thực hiện giữa Trung ương với địa
phương, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.
- Quy định các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, theo đó,
pháp luật hiện hành từ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017
(khoản 3 Điều 14) đến Nghị định số 55/2019/NĐ-CP (Chương II) và các
văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đều thống nhất quy định 02 hình
Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp…
72