Page 65 - Cuon 2
P. 65
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
động, các dịch vụ pháp lý cũng ngày càng trở lên cấp thiết đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của mình khi đầu tư vào Việt Nam.
Thứ hai, các hoạt động hỗ trợ pháp lý đều không thu phí (trực tiếp hoặc
gián tiếp), nghĩa là người sử dụng dịch vụ pháp lý không phải thanh toán
tiền hoặc tài sản khác cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý.
Tuy nhiên, Nhà nước có chính sách khuyến khích sự đóng góp, tham gia của
doanh nghiệp, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và
vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, từng bước xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý
trong tương lai. Đây chính là điểm giống nhau duy nhất giữa hỗ trợ pháp lý
với trợ giúp pháp lý với tư cách là hai hoạt động của Nhà nước ta.
Thứ ba, phạm vi (nội dung) hỗ trợ pháp lý được pháp luật quy định
cụ thể, chặt chẽ. Đó chính là các sự việc liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt
động kinh doanh và một số vấn đề khác mà doanh nghiệp quan tâm và
Nhà nước có trách nhiệm đáp ứng. Việc đáp ứng các nhu cầu này được
thực hiện theo kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được các Bộ,
cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương phê
duyệt hàng năm.
Thứ tư, các chủ thể tham gia hỗ trợ pháp lý là rất đa dạng, bao gồm:
các cơ quan Nhà nước (gọi chung là tổ chức chủ trì); các tổ chức đại diện
của doanh nghiệp (như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp và các hiệp hội, hội, câu lạc bộ
của doanh nghiệp); các tổ chức Luật sư (Văn phòng luật sư, công ty luật)
và các Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
64