Page 72 - Cuon 2
P. 72
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
trong phạm vi toàn quốc. Các Bộ, ngành có trách nhiệm cập nhật cơ sở
dữ liệu về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý liên
quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng và tổ chức thực hiện nội
dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để cung
cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý trong
Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi của bộ, cơ quan
ngang bộ theo quy định; xây dựng mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên cổng thông tin điện tử của mình. Bộ Tài chính có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh, trong đó, Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh có trách nhiệm ban hành chính sách về hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách
địa phương để thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt
động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.
Tổ chức đại diện cho doanh nghiệp có trách nhiệm: tham gia xây
58
dựng cơ sở dữ liệu về pháp luật, chủ trì, tham gia xây dựng, thực hiện
các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; đại diện
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; huy động các
58 Định nghĩa về tổ chức đại diện cho doanh nghiệp: theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày
21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động quản lý hội (sửa đổi, bổ sung bằng
Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012) thì tổ chức đại diện doanh nghiệp (Hội) được quy
định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam. Hội có
các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp
nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (Điều 2). Các tổ chức đại diện doanh nghiệp
tầm quốc gia có: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
71