Page 71 - Cuon 2
P. 71
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
nghiệp hiện hành thì Nhà nước hỗ trợ pháp lý chủ yếu cho đối tượng là
doanh nghiệp nhỏ và vừa (trên cơ sở tiêu chí quy định pháp luật về doanh
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa). Ngoài ra, tùy thuộc vào nguồn lực của
các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, các tổ chức
đại diện cho doanh nghiệp mà có thể áp dụng các quy định pháp luật về
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đối cá nhân, tổ chức kinh
doanh không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc Nhà nước quy định tên chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa như hiện nay là nhằm phù hợp với quy định chung của
các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, theo đó, các chính
sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp không bị cấm. Ngoài ra, Việt Nam,
trong số 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động thì có đến 97,7% là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 2,3% , chính vì vậy, mục
57
tiêu chính khi Nhà nước xây dựng chính sách này là tập trung hỗ trợ các
doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng vẫn không quên đối tượng kinh doanh
ngoài doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như: doanh nghiệp lớn, các nhà đầu
tư, các hợp tác xã, hộ kinh doanh… Những đối tượng này, ở Việt Nam,
trong giai đoạn hiện nay cũng rất cần hỗ trợ pháp lý để nâng cao hơn nữa
nhận thức, ý thức pháp luật và năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện
nay và trong thời gian tới.
- Quy định pháp luật về chủ thể có trách nhiệm thực hiện hoạt động
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: pháp luật hiện hành quy định trách
nhiệm các cơ quan nhà nước (từ Trung ương tới địa phương), các tổ chức
đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp
luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong đó, Bộ Tư pháp được
giao thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
57 Báo cáo đầu năm 2021 của Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
70