Page 69 - Cuon 2
P. 69
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
có thể nhận được các dịch vụ về tư vấn pháp luật khi tham gia vào các
tổ chức xã hội – nghề nghiệp, ví dụ: Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với tư cách
là thành viên; Hiệp hội ngân hàng với tư cách là hội viên...
So với hoạt động “tư vấn pháp luật” mà luật sư thực hiện thì hoạt
56
động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (cũng tương tự như hoạt động
trợ giúp pháp lý) là một dịch vụ công do Nhà nước thực hiện hoặc đảm
bảo thực hiện nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh
nghiệp khi thụ hưởng dịch vụ hỗ trợ pháp lý thì không phải trả phí thụ
hưởng và các đối tượng được trợ giúp pháp lý cũng vậy, do được coi là
đối tượng yếu thế trong xã hội nên họ cũng không phải trả phí dịch vụ,
trong khi đó, hoạt động “tư vấn pháp luật” là dịch vụ tư và về nguyên tắc
đây là dịch vụ có thu phí.
“Tư vấn pháp luật” là một dịch vụ hoạt động độc lập, tuy nhiên, đây
là một hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do Nhà nước đứng ra
thực hiện trên cơ sở nguồn lực nhất định và kế hoạch trong một giai đoạn
nhất định nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua việc tư vấn
pháp luật thông qua mạng lưới tư vấn viên pháp luật do nhà nước công
nhận (Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của Việt Nam
trong tình hình mới, đã đến lúc Việt Nam cần phải xây dựng chế định
“Luật sư công” trong bộ máy nhà nước, theo đó, luật sư công là công
chức nhà nước được bổ nhiệm làm luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích của
nhà nước trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước hoặc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách trong các tổ
chức trợ giúp pháp lý của nhà nước. Luật sư công là vấn đề lớn, đang
56 Điều 22 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).
68