Page 66 - Cuon 2
P. 66
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
Như vậy, hỗ trợ pháp lý là các hoạt động mang tính dịch vụ công của
Nhà nước được thực hiện nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân kinh doanh (theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP được thay thế
bởi Nghị định số 55/2019/NĐ-CP); các doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017) có nhu cầu hỗ trợ về
mặt pháp lý theo quy định của pháp luật.
So với “trợ giúp pháp lý”, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có sự
khác biệt cơ bản về đối tượng thụ hưởng sự trợ giúp và vấn đề được trợ
giúp, nội dung, hình thức trợ giúp. Trong khi trợ giúp pháp lý hướng tới
các đối tượng thụ hưởng là cá nhân trong các trường hợp đặc biệt (các
nhóm yếu thế trong xã hội) thì hỗ trợ pháp lý hướng tới đối tượng là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế. Nếu như trợ giúp
pháp lý có thể trợ giúp toàn bộ các vấn đề pháp lý liên quan đến cá nhân
trợ giúp thì hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chỉ được thực
54
hiện ở một số vấn đề cụ thể, qua đó giúp các doanh nghiệp nắm được các
quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, trên
cơ sở đó mà giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất –
kinh doanh của mình. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện
nay không bao gồm việc đại diện để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp
trước các cơ quan tài phán. Ngay bản thân khi thực hiện hình thức hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua giải đáp pháp luật cho doanh
nghiệp thì pháp luật hiện hành cũng loại trừ việc giải đáp pháp luật về
55
những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
54 Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 (Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
(có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018).
55 Điều 10 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP.
65