Page 68 - Cuon 2
P. 68
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
Thứ ba, về nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật: các Trung
tâm tư vấn pháp luật chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 77/2008/NĐ-
CP hoạt động mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi
nhuận. Theo đó, các thành viên, hội viên, đoàn viên của các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được
tư vấn miễn phí và chỉ tính phí đối với các tổ chức, cá nhân khác có yêu
cầu nhằm bù đắp chi phí cho hoạt động của Trung tâm (theo quy định
của cơ quan chủ quản).
Thứ tư, về người được phép tham gia tư vấn pháp luật tại các
Trung tâm (Chi nhánh) tư vấn pháp luật: Theo quy định tại Điều 18
Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/07/2008 về tư vấn pháp luật thì
người thực hiện tư vấn pháp luật gồm: (1) Tư vấn viên pháp luật (có Thẻ
tư vấn viên pháp luật); (2) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm
việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật; (3) Cộng
tác viên tư vấn pháp luật (có Hợp đồng cộng tác viên với Trung tâm tư
vấn pháp luật).
Thứ năm, về quản lý hoạt động tư vấn pháp luật theo Nghị định
số 77/2008/NĐ-CP: Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tư vấn pháp luật; tổ
chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ việc bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho người thực hiện tư vấn pháp luật và thực hiện các biện
pháp hỗ trợ khác nhằm phát triển tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức,
hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền; thực hiện
các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật tại địa
phương. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
67