Page 64 - Cuon 2
P. 64

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
                                TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                    Tuy không có một khái niệm được pháp luật hóa nhưng dưới góc
               độ khoa học, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được hiểu là hoạt động

               do những cơ quan, tổ chức nhất định thực hiện nhằm nâng cao trình độ

               hiểu biết về pháp luật, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh
               nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phòng chống

               rủi ro pháp lý; góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
               bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.


                    Đặc trưng của hoạt động hỗ trợ pháp lý và là cơ sở để phân biệt với

               hoạt động trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 gồm:

                    Thứ nhất, đối tượng được hỗ trợ pháp lý chỉ có thể là các chủ thể

               kinh doanh (doanh nghiệp), trong khi đó, đối tượng được trợ giúp pháp
               lý không thể có tư cách này. Ngoài ra, còn có một điểm khác nhau rất cơ

               bản giữa hỗ trợ pháp lý và trợ giúp pháp lý là: đối tượng trợ giúp pháp lý

               chỉ có thể là cá nhân còn trong hỗ trợ pháp lý thì đối tượng này đa dạng
               hơn, bao gồm cả cá nhân và pháp nhân (doanh nghiệp). Còn có một đặc

               điểm nữa liên quan đến đối tượng được trợ giúp pháp lý đó là: trong khi
               đối tượng được hỗ trợ pháp lý có thể là doanh nghiệp nước ngoài thì đối

               tượng được trợ giúp pháp lý chỉ có thể là người Việt Nam. Hiện nay, cùng

               với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước, số lượng các
               doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng. Các

               doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam gặp nhiều

               khó khăn, bất lợi khi tiếp cận với pháp luật Việt Nam do hạn chế về ngôn
               ngữ, sự hiểu biết về pháp luật và chính sách của Nhà nước, sự khác biệt

               về văn hóa kinh doanh ... Vì thế, nhu cầu tiếp cận và sử dụng các hoạt
                                         53


               53    Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam nhưng cũng chỉ có số vốn
                   vài trăm ngàn đô la Mỹ (vài tỷ đồng), các nhà đầu tư này hoạt động trong một lĩnh vực
                   cụ thể hoặc mở một quán ăn, nhà hàng…(hoạt động này khá phổ biến ở Nha Trang,
                   Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh…).



                                                                                              63
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69