Page 61 - Cuon 2
P. 61
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
- Bản chất và đặc điểm của trợ giúp pháp lý: theo Luật Trợ giúp
pháp lý năm 2006 (Điều 3) thì trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ
pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ
giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết
pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc
phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội,
phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Theo Luật Trợ
giúp pháp lý năm 2017 (thay thế Luật năm 2006) thì trợ giúp pháp lý là
việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý
trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo
đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình
đẳng trước pháp luật (Điều 2).
Như vậy, tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng định nghĩa trong hai
Luật Trợ giúp pháp lý đều có chung một bản chất. Đó là, trợ giúp pháp
lý là hoạt động do Nhà nước cung cấp một cách miễn phí cho những đối
tượng yếu thế trong xã hội hoặc có công với cách mạng được xác định cụ
thể trong Luật nhằm góp phần bảo đảm công bằng xã hội trong việc tiếp
cận công lý.
Như vậy, trợ giúp pháp lý là một nội dung của chính sách an sinh xã
hội, được thực hiện nhằm giúp đỡ các đối tượng đặc biệt trong xã hội. Trợ
giúp pháp lý có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đối tượng được trợ giúp pháp lý chủ yếu là các cá nhân
không có khả năng tự bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm hại do ít hiểu biết pháp luật và không có tiền để trả chi phí dịch vụ
pháp lý. Cụ thể, đối tượng được trợ giúp pháp lý gồm: (1) Người có công
với cách mạng; (2) Người thuộc hộ nghèo; (3) Trẻ em; (4) Người dân tộc
thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
60