Page 62 - Cuon 2
P. 62
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
(5) Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: (6) Người bị buộc
tội thuộc hộ cận nghèo; (7) Người thuộc một trong các trường hợp sau
đây có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc
da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực
gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật
Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV (Điều 7 Luật Trợ giúp
pháp lý năm 2017).
Thứ hai, nguyên tắc quan trọng nhất thể hiện rõ bản chất nhân đạo
của hoạt động trợ giúp pháp lý là không thu bất cứ khoản tiền nào (thu
phí, lệ phí, thù lao) từ người được trợ giúp pháp lý. Đây cũng là đặc điểm
tạo ra sự khác biệt của hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam so với một
số nước trên thế giới (Ví dụ: Điều 5 Luật Trợ giúp pháp lý năm 1997 của
Bang Queensland (Úc) quy định “trợ giúp pháp lý có nghĩa là cung cấp
dịch vụ pháp lý miễn phí hoặc có thu phí nhưng với mức thấp hơn so với
giá trị thực tế của dịch vụ”).
Thứ ba, vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan trực tiếp đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh
vực kinh doanh, thương mại. Vì thế, đối tượng là các cá nhân chứ không
bao gồm các tổ chức. Quy định này được đặt ra là nhằm hạn chế các công
việc được Nhà nước trợ giúp pháp lý, tránh tình trạng trợ giúp pháp lý
một cách tràn lan, vượt quá khả năng tài chính và năng lực chuyên môn
của cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý vốn đang rất mỏng hiện nay ở
nước ta.
Thứ tư, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là đa dạng, bao gồm
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp
61