Page 60 - Cuon 2
P. 60
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
thương mại cũng như văn hóa kinh doanh của nhiều nước và nhiều thị
trường hơn trước, đặc biệt trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương
mại, trong trường hợp này không chỉ các doanh nghiệp mà Chính phủ
cũng có thể là nguyên đơn hay bị đơn trong các tranh chấp thương mại
quốc tế;
Thứ ba, với xu thế chuyển dịch quan hệ dịch vụ, hàng hóa quốc tế
giữa các nước tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, thách thức đối
với các cơ quan, doanh nghiệp là sức ép về trình độ am hiểu pháp luật,
tri thức và nguy cơ tranh chấp quốc tế (các hiệp định thương mại quốc tế
mới có quy định cao về giải quyết tranh chấp)… Trong khi đó, đội ngũ
doanh nghiệp nước ta nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, yếu cả về trình độ
chuyên môn và pháp luật so với doanh nghiệp các nước trong khu vực
và trên thế giới; đội ngũ cán bộ, công chức nước ta thiếu và hạn chế về
năng lực hội nhập; thiếu đội ngũ luật sư giỏi để giải quyết các tranh chấp
thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp.
Sức ép của hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nêu trên ảnh hưởng
không nhỏ đến các nội dung, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trong hoàn cảnh như vậy, việc nghiên cứu các nội dung hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ cần phải
được tập trung vào các quy định của pháp luật trong nước mà còn phải
quan tâm đến các quy định pháp luật thương mại quốc tế và pháp luật về
giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và khu vực.
4. Sự khác nhau hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với trợ giúp
pháp lý và tư vấn pháp luật
Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dễ gây nhầm lẫn với hoạt
động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật. Vì vậy, rất cần phân biệt rõ 3 hoạt
động này.
59