Page 59 - Cuon 2
P. 59
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
- Sức ép của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới . Việc tham gia vào các hiệp
50
định thương mại tự do (FTA) mở ra con đường hội nhập thuận lợi hơn
cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh tế với các đối
tác thương mại lớn.
Bên cạnh các thời cơ và thuận lợi khi trở thành một mắt xích quan
trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rất rộng lớn với tất cả các trung tâm
và các nền kinh tế hàng đầu thế giới; mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc
đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực mới để thúc đẩy
đổi mới, hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường, cải
cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước... thì nước
ta cũng đang và sẽ chịu rất nhiều sức ép, khó khăn từ sự hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới, trong đó có:
Thứ nhất, là sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba cấp độ sản
phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm, doanh nghiệp và bản
thân Chính phủ ta cũng phải cạnh tranh với Chính phủ các nước trong cải
thiện môi trường pháp lý thu hút đầu tư, nguồn nhân lực… các lĩnh vực
kinh tế vốn được bảo hộ bị thách thức gay gắt do việc cắt giảm thuế quan
để hội nhập (như ngành sản xuất ô-tô, mía đường, gạo, xăng dầu…);
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước (bộ, ngành, địa phương), các
tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp đứng trước đòi hỏi
phải hiểu biết nhiều và vận dụng hiệu quả các luật lệ, quy định kinh tế,
hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp.
50 https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-viet-nam-la-doi-tac-thuong-mai-
cua-hon-200-quoc-gia-va-vung-lanh-tho-20181018225752246.htm, truy cập 15h
ngày 26/11/2020.
58