Page 33 - Cuon 2
P. 33
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
Hỗ trợ nói chung và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng được
nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện không chỉ như một hoạt động
bình thường, nhất thời mà là một công việc mang tính bản chất, thuộc
chức năng của Nhà nước. Đó là vì: (1) Nhà nước có nhiệm vụ thiết lập
môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc
mọi quy mô kinh doanh; (2) để thực hiện được nhiệm vụ này của mình thì
Nhà nước nào cũng phải có chính sách ưu tiên nhất định cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Nói cách khác, hỗ trợ nói chung và hỗ trợ pháp lý
nói riêng là một trong các biện pháp mà Nhà nước cần phải thực hiện để
đảm bảo sự bình đẳng trên thực tế giữa các doanh nghiệp có quy mô kinh
doanh khác nhau.
Chức năng kinh tế của Nhà nước là một trong những vấn đề cơ bản
của lý luận Nhà nước và pháp luật, gắn liền với những phạm trù bản chất,
nhiệm vụ, hình thức và phương pháp hoạt động của Nhà nước... vì mục
đích phát triển kinh tế. Theo từ điển tiếng Việt, “chức năng” là từ gốc
Hán bao gồm hai thành tố “chức” và “năng”. Thành tố “chức” trong các
từ “chức phận”, “chức trách”, “chức vụ”. Thành tố “năng” trong các từ
“bản năng”, “năng lực”, “khả năng”. Chức năng được hiểu với hai sắc
thái nghĩa là “hoạt động, tác dụng bình thường” và “vai trò bình thường
hoặc đặc trưng”. Như vậy, chức năng kinh tế Nhà nước được hiểu như là
hoạt động, khả năng vốn có của Nhà nước trong việc điều hành và phát
triển kinh tế.
Theo cách hiểu truyền thống, chức năng kinh tế của Nhà nước là
những phương diện (những phương hướng, mặt, dạng, loại) hoạt động
chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế đặt ra
trước Nhà nước; chức năng kinh tế Nhà nước là sự thể hiện vai trò của
Nhà nước đối với phát triển kinh tế, xã hội, là biểu hiện cụ thể năng lực
32