Page 36 - Cuon 2
P. 36

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
                                TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



               bộ máy nhà nước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội và nâng
               cao chất lượng của dịch vụ công phục vụ người dân. Khoản 1 Điều 39

               Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

               của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
               năm 2019) quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ

               thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh
               vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.”.

               Điều này không có nghĩa là nhà nước độc quyền cung cấp các dịch vụ

               công mà trái lại nhà nước hoàn toàn có thể xã hội hóa một số dịch vụ, qua
               đó trao một phần việc cung ứng một phần của một số dịch vụ kể cả hoạt

               động lập quy thi hành pháp luật; cung cấp thông tin tư vấn… cho khu vực

               phi nhà nước thực hiện.

                    Có thể thấy rằng khái niệm, đặc điểm và phạm vi các dịch vụ công

               cho dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất
               chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội;

               bảo đảm tính công bằng và tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ. Các hoạt

               động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa)
               mang đầy đủ đặc điểm của dịch vụ công (xét về mặt chủ thể cung cấp, đối

               tượng thụ hưởng, quy trình, thủ tục cung cấp dịch vụ, cơ chế kiểm soát, đảm

               bảo chất lượng dịch vụ công…), ngoài ra, yếu tố hỗ trợ pháp lý miễn phí cho
               doanh nghiệp là đặc điểm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ này.


                    Thứ ba, đối tượng thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý là các doanh
               nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt hình

               thức sở hữu và mô hình tổ chức.

                    Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 (Điều 2 và

               Điều 14), Nghị định số 55/2019/NĐ-CP (Điều 2), việc hỗ trợ pháp lý cho

               doanh nghiệp được thực hiện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh





                                                                                              35
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41