Page 38 - Cuon 2
P. 38

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
                                TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                    Nội dung hỗ trợ pháp lý tập trung vào những vấn đề pháp luật mà
               doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hình thức

               hỗ trợ pháp lý là những phương thức hoạt động của chủ thể hỗ trợ, qua

               đó, việc hỗ trợ được thực hiện, mang lại lợi ích cho đối tượng được hỗ
               trợ. Nội dung và hình thức hỗ trợ được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể.


                    Được hỗ trợ pháp lý là một nhu cầu của doanh nghiệp và việc đáp
               ứng nhu cầu này là nghĩa vụ của Nhà nước. Tuy nhiên, do nhu cầu hỗ trợ

               thì nhiều, khả năng đáp ứng của Nhà nước lại có hạn nên công tác hỗ trợ

               (nội dung và hình thức hỗ trợ) luôn được Nhà nước xác định theo từng
               thời kỳ và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn,

               từng địa bàn.

                    Thứ năm, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện

               trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện

               cho doanh nghiệp.

                    Phối hợp là mối quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể khác nhau trong

               quá trình triển khai, thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt mục đích

               chung. Nói cách khác, phối hợp là sự làm việc cùng với nhau của từ ít
               nhất hai chủ thể trở lên, hành động theo một kế hoạch chung nhằm đạt

               được mục tiêu chung. Phối hợp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh
               nghiệp là việc các chủ thể có chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

               cùng nhau bàn bạc, xây dựng và thực hiện các hoạt động dưới nhiều hình

               thức khác nhau nhằm đạt được mục đích chung là nâng cao tri thức pháp
               luật và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, góp phần

               bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh, phòng ngừa, hạn chế
               tranh chấp và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


                    Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đại

               diện cho doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp




                                                                                              37
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43