Page 32 - Cuon 2
P. 32

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
                                TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



               các nhiệm vụ của mình để triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý
               cho doanh nghiệp nhằm tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý,

               ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; tạo

               lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp
               doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chống rủi ro pháp lý và tăng

               cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; góp phần nâng cao công
               tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp .
                                                                                27

                    Nhà nước phải ban hành pháp luật để quy định mọi vấn đề liên quan

               đến hình thức hỗ trợ pháp lý quan trọng này, từ đối tượng được hỗ trợ
               pháp luật, nội dung, hình thức, phương thức trợ giúp pháp lý, mức độ trợ

               giúp, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến hoạt động trợ giúp,
               chế tài do vi phạm nghĩa vụ này… tất cả các quy định đó tạo thành pháp

               luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một bộ phận

               quan trọng không thể thiếu của pháp luật về hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ
               và vừa nói chung.


                    1.2. Đặc điểm của hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp


                    Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn triển khai hoạt
               động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và nghiên cứu các công trình

               nghiên cứu về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho thấy, công tác hỗ trợ
               pháp lý cho doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau đây:


                    Thứ nhất, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp
               nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo) là một

               hoạt động phản ánh chức năng kinh tế của nhà nước.



               27    Về định nghĩa khái niệm, nhiều khái niệm quan trọng không thể định nghĩa trong luật hay luật học.
                   Ví dụ, giới luật học đã tranh luận hàng trăm năm về khái niệm thương mại nhưng không có khái
                   niệm chính xác nên trong Luật mẫu của UCITRAL về trọng tài thương mại đã chọn phương pháp
                   liệt kê nhưng vẫn bỏ ngỏ theo cách “bao gồm… nhưng không giới hạn”. Đây là cách được sử dụng
                   khá nhiều và tùy từng trường hợp cụ thể sẽ do thẩm phán và trọng tài viên giải thích.



                                                                                              31
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37