Page 37 - Cuon 2
P. 37
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp, sáng tạo. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là
doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp
nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp
nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau
đây: (i) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; (ii) Tổng doanh thu
của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ,
doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và
dịch vụ .
30
Đồng thời với việc ghi nhận nguyên tắc Nhà nước chỉ hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP cũng
có quy định mang tính mở, đó là, tùy thuộc vào nguồn lực, các bộ, cơ
quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, tổ chức đại diện cho
doanh nghiệp có thể quyết định áp dụng các quy định về hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ pháp lý cho tổ chức, cá nhân
kinh doanh không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 19). Đây là
đặc thù của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay. Tuy nhiên, lại không phải là ưu điểm mà là hạn chế vì về nguyên
tắc (thông lệ quốc tế) các nước chỉ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa mà không hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn.
Thứ tư, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện
thông qua các hình thức và nội dung hỗ trợ do pháp luật quy định phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
30 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định tiêu chí xác định
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
36