Page 30 - Cuon 2
P. 30

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
                                TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



               hỗ trợ yếu hoặc chưa đủ mạnh ở một góc độ nào đó. Việc hỗ trợ pháp lý
               cho doanh nghiệp là một trong những biện pháp do Nhà nước thực hiện,

               thông qua đó mà tác động tích cực vào hoạt động sản xuất – kinh doanh

               của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ này lại càng quan trọng hơn khi hiện
               nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật.

               Tuy nhiên, Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có thể hỗ trợ pháp lý
               cho doanh nghiệp, mà còn có các thiết chế khác như các hiệp hội doanh

               nghiệp, câu lạc bộ, luật sư, luật gia… Các chủ thể này cũng có thể cùng

               Nhà nước thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhưng Nhà nước
               luôn phải đóng vai trò chỉ đạo.


                    Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 không đưa ra định
               nghĩa “hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” là như thế nào nhưng trong các

               nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như: (1) hỗ trợ tiếp cận tín

               dụng; (2) hỗ trợ thuế, kế toán; (3) hỗ trợ mặt bằng sản xuất; (4) hỗ trợ
               công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; (5)

               hỗ trợ mở rộng thị trường; (6) hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; và (7)

               hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Thì hỗ trợ pháp lý (nội dung hỗ trợ thứ
               6) được đánh giá là nội dung hỗ trợ xuyên suốt trong 6 nội dung hỗ trợ

               còn lại được quy định trong Luật.

                    Theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP (khoản 1 Điều 3)

               thì hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc bộ, cơ quan ngang

               bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện các hoạt động xây dựng,
               quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật ; xây dựng và tổ chức
                                                                       24


               24   Bao gồm: (1) cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật; (2) cơ sở dữ liệu về vụ
                   việc, vướng mắc pháp lý; (3) dữ liệu về bản án, quyết định của tòa án; phán quyết
                   của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi
                   phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp; (4)  dữ liệu về văn bản trả lời của
                   cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa; (5)
                   dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật và thủ tục



                                                                                              29
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35