Page 29 - Cuon 2
P. 29
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
Các chính sách trên cùng với sự ra đời của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp và đặc biệt là việc triển khai các Chương trình hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian qua đã thể hiện nhất quán quan
điểm của Đảng và Nhà nước, theo đó, cần phải coi hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp là một chức năng của Nhà nước, có tính chất lâu dài chứ
không phải nhất thời như một số người đã từng quan niệm.
Như vậy, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nhất là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo) đã
và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu
cho thấy, khái niệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa được hiểu một
cách thống nhất. Từ điển Luật học – Nhà Xuất bản Từ điển Bách Khoa,
Nhà Xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2006, chưa đưa ra được khái niệm
về “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”. Đề tài khoa học của Bộ Tư pháp
năm 2008 về “Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường và việc mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cũng chưa làm rõ khái niệm hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp mà chủ yếu nghiên cứu về các hình thức và
cơ chế hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, do Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin,
Hà Nội xuất bản năm 1998 cũng định nghĩa khái niệm “hỗ trợ”, theo đó,
hỗ trợ được hiểu là “Sự giúp đỡ nhau, giúp thêm vào” . Sự hỗ trợ theo
23
Đại từ điển Tiếng Việt cho thấy thường được thực hiện khi đối tượng
23 Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông
tin, Hà Nội, 1998, trang 835.
28