Page 26 - Cuon 2
P. 26

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
                                TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



               định số 66/2008/NĐ-CP trước đây) và Chương trình hỗ trợ pháp lý liên
               ngành dành cho doanh nghiệp và các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho

               doanh nghiệp ở các Bộ, ngành và địa phương cũng lựa chọn cách liệt
               kê và mô tả các đối tượng thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh

               nghiệp thay vì xây dựng một khái niệm mang tính bao quát và xác định

               thẩm quyền của các cơ quan có liên quan trong việc hỗ trợ pháp lý cho
               doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là làm thế nào để

               không những quy định rõ địa vị pháp lý của từng cơ quan, tổ chức (chủ
               thể) làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn xác

               định rõ mối quan hệ qua lại, sự hợp tác giữa các chủ thể này trong quá
               trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Hiện nay đây là điểm yếu

               trong pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và nếu không được sớm

               khắc phục thì sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công tác hỗ trợ doanh
               nghiệp nhỏ và vừa nói chung và hỗ trợ pháp lý nói riêng đối với doanh

               nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.

                    Thứ năm, cần quan tâm hơn nữa về mặt kinh phí của Nhà nước dành

               cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Hoạt động hỗ trợ nói
               chung và hoạt động hỗ trợ pháp lý nói riêng luôn phải gắn liền với những

               khoản chi tiêu nhất định mà Nhà nước phải bỏ ra hoặc các chủ thể khác
               phải bỏ ra. Tuy nhiên, do hỗ trợ là một chức năng, một nhiệm vụ mà Nhà

               nước phải thực hiện đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nên Nhà

               nước luôn phải là người chi trả chính cho các khoản chi tiêu liên quan đến
               việc cung cấp các hoạt động này.


                    Vì vậy, cần phải xác định Nhà nước là người “tài trợ chính cho hoạt
               động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Bài học này không

               chỉ được rút ra cho các nước phát triển mà rất có ích cho Việt Nam.
               Không thể lấy lý do Nhà nước đang còn nghèo, điều kiện tài chính còn

               yếu mà khước từ vai trò là nhà tài trợ chính chủ yếu cho công tác hỗ trợ





                                                                                              25
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31