Page 25 - Cuon 2
P. 25

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
             TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                  Thứ tư, cần xác định đầy đủ, hợp lý nhiệm vụ, quyền hạn của các
             cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh

             nghiệp. Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ nói chung và hỗ trợ pháp lý nói

             riêng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các chủ thể thực thi hoạt
             động hỗ trợ. Vì vậy, các nước đều quy định rất rõ địa vị pháp lý (quyền

             hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm) của các chủ thể này. Ví dụ, tại Hàn Quốc,
             công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được giao cho Bộ

             Lập pháp Hàn Quốc , để thực hiện hiệu quả hoạt động này, ngoài thường
                                    21
             trực 06 thành viên công chức của Bộ Lập pháp Hàn Quốc chuyên trách
             công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Bộ đã thành lập

             mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với gần 200

             luật sư. Nhiều nước quy định thành lập Hội đồng phát triển doanh nghiệp
             nhỏ và vừa trong luật, đặc biệt là các nước trong Hiệp hội các Quốc gia

             Đông Nam Á (ASEAN) để hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung trong đó

             có hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong Luật cho doanh nghiệp nhỏ
             và vừa của Philippines (The Magna Carta for Small Enterprises, 1991)

             có quy định thành lập cơ quan Hội đồng Phát triển doanh nghiệp nhỏ và
             vừa (SMEDC). SMEDC là tổ chức chủ đạo xây dựng và hình thành các

             chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ cấu của cơ quan này gồm

             8 đại diện của các bộ ngành Chính phủ và 4 đại diện đến từ khu vực tư
             nhân. Indonesia có Ủy ban Điều phối phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.


                  Các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu xác định trách nhiệm
             thông tin pháp lý cho doanh nghiệp là trách nhiệm của các cơ quan, tổ

             chức. Các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam liệt kê các đối tượng

             thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Luật Hỗ trợ doanh
             nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP (kể cả Nghị



             21    Báo cáo 145/BTP-PLDSKT ngày 16/12/2013 của Bộ Tư pháp về kết quả khảo sát
                 kinh nghiệm nước ngoài về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.



             24
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30