Page 22 - Cuon 2
P. 22

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
                                TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



               nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Xét lĩnh vực hoạt động, các doanh
               nghiệp này tồn tại trong 3 lĩnh vực của nền kinh tế là: nông lâm nghiệp

               thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, do

               điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên việc xác định doanh thu là bao
               nhiêu và số lượng lao động được sử dụng là bao nhiêu ở các nước cũng

               hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các
               nước khác nhau là không thể giống nhau.


                    Ở Cộng hòa Liên Bang Nga, trong Luật Hỗ trợ kinh doanh nhỏ và

               vừa năm 2007 , đối tượng được hỗ trợ không chỉ có doanh nghiệp mà
                                18
               còn có cả cá nhân kinh doanh và hợp tác xã. Đây là một đặc thù, được
               quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của nước Nga. Do vừa mới

               phát triển theo định hướng tư bản chủ nghĩa, trong nền kinh tế nước Nga

               vẫn còn nhiều dấu ấn của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây (ví dụ:

               đã từng tồn tại hệ thống các hợp tác xã trong nền kinh tế) nên Nhà nước
               Nga không thể không quan tâm đến lực lượng sản xuất xã hội này. Chính

               vì phải quan tâm nên Nhà nước Cộng hòa Liên Bang Nga mới quyết định

               đưa hợp tác xã vào đối tượng điều chỉnh của Luật Hỗ trợ kinh doanh nhỏ

               và vừa năm 2007. Bài học của nước Nga cho thấy, khó xác định được
               thành phần đối tượng được sự hỗ trợ của Nhà nước, cần phải xuất phát từ

               đặc thù của nền kinh tế của mỗi nước mà không thể rập khuôn máy móc.


                    Ở Việt Nam cũng vậy, khi xác định đối tượng được Nhà nước hỗ trợ

               nói chung và hỗ trợ pháp lý nói riêng, nhà lập pháp cũng có quyết sách
               riêng. Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, việc Nghị định số 55/2019/

               NĐ-CP xác định một cách rộng rãi các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ

               pháp lý, bao gồm không chỉ các doanh nghiệp mà còn các hợp tác xã,


               18    Báo cáo 145/BTP-PLDSKT ngày 16/12/2013 của Bộ Tư pháp về kết quả khảo sát
                   kinh nghiệm nước ngoài về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.



                                                                                              21
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27