Page 21 - Cuon 2
P. 21

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
             TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



             định số 55/2019/NĐ-CP nhưng chưa làm rõ đối tượng doanh nghiệp nhỏ
             và vừa theo Nghị định này có bao gồm các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

             xã, các hộ kinh doanh cá thể… có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ

             pháp lý theo Nghị định hay không? Vì tên là Nghị định về hỗ trợ pháp lý
             cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng Điều 19 của Nghị định có nêu hỗ trợ

             pháp lý cho các đối tượng không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể
             là các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu kinh

             nghiệm của các nước và thực tiễn hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh

             nghiệp Việt Nam, cần phân tích rõ và đưa ra được định nghĩa về phạm
             vi, đối tượng, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp một cách thống

             nhất, rõ ràng, có cơ sở lý luận khoa học cơ bản.

                  Thứ ba, việc xác định đối tượng được Nhà nước hỗ trợ nói chung và

             hỗ trợ pháp lý nói riêng cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, thận

             trọng trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội cùng từng nước mà
             không thể tùy tiện, duy ý chí. Các quốc gia sử dụng các tiêu chí khác nhau

             để xác định doanh nghiệp nào được Nhà nước hỗ trợ. Theo quy định của

             tất cả các nước, chỉ có doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng được Nhà
             nước hỗ trợ. Tuy nhiên, tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

             các quốc gia khác nhau cũng là khác nhau và vì vậy, số lượng các doanh

             nghiệp được Nhà nước hỗ trợ ở các nước là hoàn toàn khác nhau.

                  Thực tế cho thấy, đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đưa

             ra một định nghĩa hoặc tiêu chí riêng về doanh nghiệp nhỏ và vừa , song
                                                                                      17
             có điểm chung là tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu

             được căn cứ vào doanh thu và số lao động; xét về quy mô, các đối tượng

             được hỗ trợ pháp lý được chia thành 3 loại: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh


             17    Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ
                 kèm theo Tờ trình số 386/TTr-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ trình Quốc hội
                 về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.



             20
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26