Page 23 - Cuon 2
P. 23
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
liên hiệp hợp tác xã, các cá nhân kinh doanh tuy không phù hợp với quan
niệm chung của nhiều nước trên thế giới nhưng lại phù hợp với hoàn cảnh
và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Ở Việt Nam, bên cạnh doanh nghiệp còn có hợp tác xã và gần 5,5
triệu hộ kinh doanh. Đây là những lực lượng sản xuất, kinh doanh không
kém phần quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, việc đưa các
chủ thể này vào đối tượng được hỗ trợ pháp lý như Nghị định số 55/2019/
NĐ-CP đã quy định là điều hết sức cần thiết, hợp tình, hợp lý và hoàn
toàn có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, trên cơ sở kinh nghiệm của các nước trên thế giới, quy
định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Nghị định số
55/2019/NĐ-CP và xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam, trong thời gian tới chỉ nên tập trung xác định rõ đối tượng
được Nhà nước hỗ trợ pháp lý chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa với các nội
dung, hình thức và phương pháp hỗ trợ pháp lý phù hợp vì những lý do
cơ bản như sau:
Một là, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế kiến thức pháp lý.
Nhận thức của nhiều chủ doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp về vai
trò của pháp luật trong hoạt động kinh doanh còn khá hạn chế. Nhiều chủ
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đi lên từ mô hình
sản xuất nhỏ, không được đào tạo hoặc bồi dưỡng bài bản về kiến thức
pháp luật, thường làm việc theo thói quen.
Hai là, hệ thống pháp luật ngày càng phức tạp . Hệ thống pháp luật
19
của Việt Nam hiện nay đang ngày càng trở nên phức tạp, chồng chéo (ví
19 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tại Diễn đàn doanh nghiệp CEO Việt
Nam năm 2015 ngày 24/9/2015 cho rằng: “Hệ thống pháp luật Việt Nam rất phức
tạp, Việt Nam có hơn 1 triệu văn bản quy phạm pháp luật”.
22